Giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trên địa bàn xã.

Thứ bảy - 26/03/2022 16:29 530 0
Chiều ngày 25 tháng 3 năm 2022 Hội cựu chiến binh – Đoàn thanh niên xã Tam Thăng đã tổ chức cuộc hành trình giáo dục truyền thống cho các bạn Đoàn viên thanh niên, Đội viên 02 Trường tiểu học Phan Thanh và Trường THCS Lê Lợi.
 Ảnh: Đoàn trước khi lên xe
 Ảnh: Đoàn trước khi lên xe
    Trong những năm qua, công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trên địa bàn đã được triển khai bằng nhiều hình thức, hoạt động đa dạng, phong phú và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần bồi dưỡng truyền thống cách mạng cho thanh thiếu niên, giúp thế hệ trẻ hiểu biết sâu sắc lịch sử chiến đấu và hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân xã Tam Thăng nói riêng và cả nước ta nói chung trong kháng chiến chống ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhân kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng quê hương Tam Kỳ và 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM; Chiều ngày 25 tháng 3 năm 2022 Hội cựu chiến binh – Đoàn thanh niên xã Tam Thăng đã tổ chức cuộc hành trình giáo dục truyền thống cho các bạn Đoàn viên thanh niên, Đội viên 02 Trường tiểu học Phan Thanh và Trường THCS Lê Lợi.
            Trong quá trình phát triển và trải qua 2 cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù đã để lại cho Tam Thăng nói riêng và Quảng Nam nói chung vùng đất anh hùng với nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa. Tuổi trẻ tam Thăng luôn tự hào với truyền thống quê hương và tìm hiểu giới thiệu đến tất cả mọi người dân trong cả nước và bạn bè quốc tế về mảnh đất này. Chính vì vậy, trong cuộc hành trình lần này đoàn đã đến với Địa đạo Kỳ Anh một di tích lịch sử Cấp Quốc gia.

Ảnh: Đoàn về với địa đạo Kỳ Anh
       Địa đạo bắt đầu đào từ tháng 5/1965 và hoàn thành vào năm 1967. Tổng chiều dài địa đạo khoảng 32 km, nằm dưới mặt đất chừng 1,6 m, chiều rộng từ 0,5-0,8 m, chiều cao khoảng 0,8 -1 m, chiều dài các đoạn Địa đạo tùy theo địa thế của mỗi thôn.


Ảnh: Đoàn đang nghe chú Huỳnh Kim Ta giớ thiệu về quá trình hình thành địa đạo.
      Địa đạo là mạng lưới đường hầm gồm: hầm cứu thương, hầm chỉ huy, hầm tác chiến, hầm chứa lương thực, theo dạng bàn cờ, quanh co, uốn khúc, nhiều ngõ ngách, chạy dài men theo các bờ tre, mương nước, bụi rậm, nhiều đoạn được đào xuyên qua nền nhà dân, qua giếng nước, gian bếp trải khắp thôn xóm trong toàn xã, trong đó qui mô và sử dụng địa đạo có hiệu quả nhất là ở thôn Thạch Tân và thôn Vĩnh Bình.


Ảnh: Trải nghiệm đường hầm trong lòng đất
            Ngoài hệ thống địa đạo thể hiện sự thông minh, sáng tạo và kiên quyết của người dân vùng cát. Thì bên cạnh đó có một minh chúng nữa đó là cây rỏi cổ thụ ở gần địa đạo. Đây được xem là một đài quan sát rất hiệu quả được người dân vận dụng để nắm tình hình địch từ tháp Chiên Đàn và Quán Gò. Mọi di biến động của địch nhằm vào Địa đạo được nắm rất rõ và kịp thời.

Ảnh: Cây rỏi cổ thụ
          Điểm đến thứ hai, đó là Bảo tàng Quảng Nam. Nơi đây trưng bày nhiều hiện vật về các giai đoạn phát triển của vùng đất Quảng Nam, các hình ảnh, hiện vật của vương triều Chăm-pa và những đồ vật thể hiện sự giao lưu văn hóa độc đáo của Hội An. Bên cạnh đó, bảo tàng còn là nơi trưng bày những sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là gốm sứ Chu Đậu, một dòng gốm tiêu biểu cho nghệ thuật đỉnh cao của Việt Nam mới được khai quật từ những con tàu chìm dưới vùng biển cù lao Chàm… Bên cạnh đó là những hiện vật minh chứng cho cuộc chiến tranh tàn khốc tại vùng đất anh hùng.

Ảnh: Nghe giới thiệu về quá trình hình thành của bảo tàng

Ảnh: trải nghiệm bên trong Bảo tàng
            Điểm đến tiếp theo đó là Tượng Đài Mẹ Thứ. Đây là một công trình tượng Đài cao 18,5m được làm bằng chất liệu đá sa thạch với các khối tượng được làm bằng đá hoa cương chạy dài theo đường cánh cung 120m. Ở chính giữa tượng đài là chân dung mẹ Nguyễn Thị Thứ được khắc những nét bình dị, mộc mạc, vẻ đẹp nhân hậu và tình thương bao la mẹ dành cho các con. Bao xung quanh tượng đài là hồ nước rộng lớn hơn 1000m2. Du khách nếu từ ngoài nhìn vào sẽ những dòng nước chảy ra từ bên trong vách tượng Mẹ tràn lên mặt hồ. Hình ảnh người Mẹ Thứ ôm trọn các con vào lòng mang một  ý nghĩa nhân văn biểu trưng cho tình cảm dâng trào, yêu thương sâu sắc, nghĩa tình của người Mẹ đối với các con, với những người chiến sĩ anh dũng và hết lòng với Tổ Quốc trong những năm tháng đấu tranh oanh liệt.

Ảnh: Tiến hành nghi thức lễ tưởng niệm sự hy sinh mất mát của các mẹ


Ảnh: Lễ dâng hoa và dâng hương              

 

Nguồn tin: ĐOÀN THANH NIÊN XÃ

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
CÔNG KHAI CÁ NHÂN GIẢI QUYẾT TTHC TRỄ HẠN
Đường dây nóng
Tổng đài 1022
Qoffice
DỊCH VỤ CÔNG TỈNH QUẢNG NAM
Giới thiệu sản phẩm, thương hiệu Tam Thăng
Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về thái độ tiếp dân của Cán bộ, Công chức xã?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay3,171
  • Tháng hiện tại75,419
  • Tổng lượt truy cập2,343,195
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây