Tăng cường bảo vệ thủy sản và các loài chim di cư tại khu vực Sông Đầm

Thứ năm - 25/01/2024 08:38 2.713 0
         Trong thời gian qua, nhờ triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt, công tác bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước khu vực Sông Đầm đã đạt được nhiều kết quả tích cực: diện tích cây xanh tăng lên, nguồn lợi thủy sản đang dần phục hồi rõ nét. Đặc biệt là sự xuất hiện của khá nhiều loài chim di cư về Sông Đầm, trong đó có những loài nằm trong sách đỏ Việt Nam như cò nhạn (cò ốc). Vào đầu năm 2024, đã xuất hiện một số cá thể cò nhạn tại đây trong đầu mùa chim di cư.
 
Cò, nhạn tại sông Đầm
Cò, nhạn tại sông Đầm
 
         Để phát huy các kết quả đạt được trong thời gian qua, UBND thành phố Tam Kỳ yêu cầu Công an thành phố chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra kết quả thực hiện của Công an xã Tam Thăng, Tam Phú, phường An Phú trong việc tiếp tục ra quân, đẩy mạnh truy quét đánh bắt thủy sản sử dụng xung kích điện, công cụ tận diệt, săn bắt, bẫy chim trời tại khu vực Sông Đầm thuộc địa bàn xã Tam Thăng, phường An Phú và xã Tam Phú; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật. Bố trí lực lượng, bảo đảm việc tuần tra, kiểm tra; xử lý nghiêm việc xử dụng xung điện, các ngư cụ đánh bắt tận diệt để đánh bắt cá; tháo gỡ, thu hồi lưới giăng bắt chim trời tại khu vực Sông Đầm.
      UBND xã Tam Thăng, Tam Phú, phường An Phú tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, vận động người dân tại địa phương nói không với việc đánh bắt thủy sản sử dụng xung kích điện, công cụ tận diệt, săn bắt, bẫy chim trời; Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, của các tổ tự quản trong việc bảo vệ môi trường, phục hồi, phát triển hệ sinh thái Sông Đầm, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm; UNBD xã Tam Thăng khẩn trương quy hoạch, bố trí, sắp xếp các chươm, rớ trên Sông Đầm theo đúng các chỉ đạo trước đây của UBND thành phố; đảm bảo không ảnh hưởng đến mặt nước, không ảnh hưởng đến lối di chuyển và cảnh quan, mỹ quan trên sông cũng như làm hạn chế sự phát triển các loài thủy sản. Khẩn trương rà soát, tổng hợp các hộ nuôi lồng bè trong khu vực Sông Đầm; yêu cầu di chuyển ra khỏi khu vực nhằm đảm bảo cảnh quan nuôi trồng và ngăn ngừa nguy cơ phát triển, xâm lấn của các loài thủy sản ngoại lai.
         Để bảo tồn, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng săn, bắt tận diệt, phá hủy sinh cảnh của các loài chim hoang dã, di cư, ngày 17/5/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg “Về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam”. Trước đó ngày 23 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách trong quản lý động vật hoang dã.
Mọi hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã cần phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự.
        Về xử phạt hành chính:
        Điều 21, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP quy định: Việc xử phạt về hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật. Tùy theo loại chim (chim thông thường hoặc chim thuộc Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB) và trị giá chim bị bắt, người bẫy chim có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đến 4 trăm triệu đồng.
Người bẫy chim cũng có thể bị phạt tiền về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật hoặc tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật theo quy định tại Điều 22, Điều 23 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp và Nghị định số 07/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019/NĐ-CP
        Về xử lý hình sự:
         Người bẫy chim có thể bị truy tố về “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Mức hình phạt tùy theo Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, giá trị chim săn bắt và số tiền hưởng lợi bất chính. Mức hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng; hình phạt cao nhất là bị phạt tù đến 12 năm
Hoặc người bẫy chim có thể bị truy tố về “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo quy định tại Điều 244. Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017. Mức hình phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng; hình phạt cao nhất là bị phạt tù đến 15 năm.
Tác giả bài viết: BÍCH LIÊN

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
CÔNG KHAI CÁ NHÂN GIẢI QUYẾT TTHC TRỄ HẠN
Đường dây nóng
Tổng đài 1022
Qoffice
DỊCH VỤ CÔNG TỈNH QUẢNG NAM
Giới thiệu sản phẩm, thương hiệu Tam Thăng
Thăm dò ý kiến

Ý kiến của bạn về thái độ tiếp dân của Cán bộ, Công chức xã?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay5,476
  • Tháng hiện tại176,460
  • Tổng lượt truy cập2,776,268
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây